Việc bạn nhận được quá nhiều lời khuyên khi bắt đầu hành trình cho con bú trong vài tuần đầu tiên là điều hoàn toàn bình thường.
Trong bài viết này, cùng tìm hiểu 6 điều mà bạn có thể sẽ tự hỏi mình trong vài tuần đầu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Đó là những điều hoàn toàn bình thường!
Nội dung
“Làm Sao Biết Mẹ Đủ Sữa Cho Bé Bú? Sữa Non Của Mẹ Đủ Cho Nhu Cầu Của Con?”
Đây là một trong những câu hỏi được các mẹ mới sinh con thắc mắc nhiều nhất. Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ.
Loại sữa mẹ đặc, có màu kem hoặc màu vàng chảy ra từ ngực mẹ (với số lượng dường như rất ít) là tất cả những gì em bé cần trong những ngày đầu sau sinh. Sữa non của mẹ chứa đầy đủ các kháng thể, protein, khoáng chất, carbohydrate và vitamin tan trong chất béo. Về cơ bản, nó là một siêu thực phẩm cho trẻ sơ sinh!
Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có thể chứa khoảng 1.4 muỗng cà phê sữa mẹ khi trẻ được 24 giờ. Từ ngày thứ 2-5 sau khi sinh, ngực mẹ sẽ bắt đầu đầy và nặng hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang sản xuất sữa trưởng thành.
Nếu sinh mổ hoặc sinh khó, có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để sữa mẹ “về”. Trong hầu hết các trường hợp, điều này là bình thường và sữa non của mẹ là quá đủ cho nhu cầu của con, đúng như tạo hoá sắp đặt!
Miễn là con cảm thấy hài lòng sau khi bú, có đủ lượng tã ướt và tã bẩn, và tăng cân, thì không có lý do thực sự nào cần phải lo lắng.
“Làm sao để biết con có khỏe không?”
Để đảm bảo rằng con bú đủ sữa mẹ và thiết lập nguồn cung cấp sữa mẹ lành mạnh, bạn sẽ cần cho con bú ít nhất 10-12 lần mỗi ngày. Bao gồm cả các cữ cho con bú đêm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa.
Tăng cân
Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh được bú sữa mẹ có thể giảm tới 10% trọng lượng khi sinh và tăng dần trở lại — từ 160gr đến 220gr. Tăng dần trong khoảng thời gian 2 tuần sau khi sinh. Bạn sẽ biết liệu em bé có bắt đầu tăng cân trở lại trong lần khám sức khỏe đầu tiên hay không. Lần khám này thường là một tuần sau khi sinh.
Nếu trong lần khám sức khỏe đầu tiên mà bé vẫn chưa bắt đầu tăng cân trở lại, hãy nhờ các chuyên viên tư vấn sữa mẹ giúp đỡ.
Đủ lượng Tã ướt & Tã bẩn
Trong những ngày đầu, số lần tè và ị của trẻ sơ sinh thường tương đương với ngày tuổi của trẻ. Ví dụ, một em bé 3 ngày tuổi sẽ có ít nhất 3 tã ướt và 3 tã bẩn.
Khi sữa mẹ về vào khoảng ngày thứ 5 và bé bú nhiều hơn, số lượng tã ướt và tã bẩn sẽ tăng lên. Thường từ 4-6 + tã ướt và bẩn hàng ngày.
Dưới đây là một số dấu hiệu khác cho thấy trẻ bú đủ sữa:
- Ngực không còn căng sau mỗi lần cho con bú
- Mẹ có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa
- Em bé tự nhả vú mẹ ra ở cuối mỗi lần bú và có vẻ hài lòng / thoả mãn
- Bé trông khỏe mạnh (da không xanh xao, môi và lưỡi không bị khô, thóp không bị lõm vào trong)
“Ngực căng tức và cảm thấy không thoải mái!”
Lần đầu tiên mẹ bị căng sữa rất có thể là khi sữa mẹ về lần đầu tiên trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi sinh. Ngực của mẹ sẽ đầy hơn và cứng hơn. Ngực có thể căng bóng do da bị kéo căng, và mẹ có thể có những cục u ở gần nách.
Mặc dù điều này là “bình thường”, nó có thể trở thành một vấn đề lớn hơn như tắc tia sữa, viêm vú hoặc ít sữa nếu không được điều trị.
Để giảm thiểu nguy cơ căng sữa, mẹ phải cho con bú theo nhu cầu tối thiểu 10-12 lần mỗi ngày. Mẹ cần đảm bảo con có khớp ngậm đúng. Và mẹ luôn làm trống ngực hiệu quả bằng cách kích thích dòng sữa chảy thông suốt. Và để con bú hoàn toàn một bên trước cho con bú bên còn lại.
Nên tránh sử dụng bình sữa và núm ti giả!
“Cho Con bú Có Đau Không?”
Trong vài tuần đầu tiên cho con bú, mẹ có thể bị đau khi con bú. Tức là, cảm giác khó chịu / đau xảy ra khi bé ngậm vú lần đầu và giảm bớt sau vài giây.
Loại đau này có thể là bình thường. Nói cách khác, núm vú của mẹ đang làm quen với việc con bú. Mẹ có thể sử dụng sữa mẹ hoặc kem bôi đầu ti giữa các cữ cho bú để làm dịu núm vú và lành vết thương nhanh hơn.
Đôi khi nguyên nhân gốc rễ của đau núm vú do các nguyên nhân khác và có thể cần được giải quyết và khắc phục. Nếu mẹ bị đau co quắp người, chảy máu / nứt núm ti, và đau ở núm vú sau khi kết thúc cữ cho con bú? Hãy nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên tư vấn sữa mẹ càng sớm càng tốt.
Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau núm vú bao gồm:
Khớp ngậm nông hoặc tư thế bú sai
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm núm vú bị đau và tổn thương. Để tránh điều này, cần đảm bảo mình nắm vững kỹ thuật khớp ngậm sâu và thử các tư thế cho con bú khác nhau.
Dính thắng lưỡi
Dính lưỡi làm bé giảm khả năng ngậm sâu và bú hiệu quả. Vì nó làm giảm phạm vi chuyển động của lưỡi. Một số trường hợp dính lưỡi không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên một số khác có thể ảnh hưởng lớn.
Nếu bạn kiểm tra việc bé bị dính lưỡi và nghi ngờ rằng bé bị dính ưỡi và nó ảnh hưởng đến việc cho con bú? Hãy cho con đi khám và nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn.
* Bạn có thể xem hình ảnh dính thắng lưỡi ở đây và cách đánh giá bé có bị dính lưỡi hay không.
Dính thắng môi
Dính thắng môi hạn chế phạm vi chuyển động của môi trên, làm bé ngậm núm vú nông và rất khó ngậm núm vú. Tuy nhiên, cũng giống như dính lưỡi, một số trường hợp dính thắng môi sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú và một số khác lại ảnh hưởng.
Nếu bạn bị đau khi cho con bú và nghi ngờ rằng em bé bị dính thắng môi và nó ảnh hưởng đến việc cho con bú? Hãy cho con đi khám và nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn càng sớm càng tốt.
* Bạn có thể xem hình dính thắng môi như thế nào ở đây và cách kiểm tra xem con có bị dính thắng môi hay không.
“Có vẻ như cả mẹ và con đều rất đói!”
Nếu con muốn bú nhiều hơn bình thường— mỗi giờ hoặc lâu hơn trong thời gian ngắn và không dỗ nín được cho đến khi được cho bú, có thể em bé đang rơi vào tình trạng đòi bú liên tục (cluster feeding).
Đòi bú liên tục là bình thường và có lợi cho cả mẹ và con, nhưng nó chắc chắn có thể làm mẹ mệt mỏi! Có thể mẹ cũng sẽ thấy mình hay đói và khát hơn bình thường!
Để sẵn một số đồ ăn nhẹ và đồ uống lành mạnh để đảm bảo mình đang bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều quan trọng là mẹ nên nhớ dành chút thời gian cho bản thân khi em bé không bú. Mẹ hãy nhờ sự trợ giúp nếu thấy cần thiết. Hãy tập trung vào việc tăng sự gắn kết giữa mẹ và con. Và dĩ nhiên, mẹ cần phải kiên nhẫn.
Có một điều chắc chắn rằng, việc còn đòi bú liên tục sẽ không kéo dài lâu!
“Tâm trạng dễ thay đổi sau sinh”
Cho con bú trong vài tuần đầu tiên có thể là một thách thức về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
100% là bình thường nếu bạn vừa thích việc cho con bú và chỉ sau đó vài giây lại không muốn cho con bú nữa. Việc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc sau sinh là điều bình thường. Đặc biệt là khi mẹ đang đối mặt với những thay đổi nội tiết tố, phục hồi sau sinh, thiếu ngủ và con đói đòi bú mẹ!
Bất cứ điều gì bạn đang trải qua, chúng tôi muốn bạn biết rằng bạn không hề đơn độc. Hãy cùng những người mẹ trải qua những trải nghiệm tương tự thông qua Cộng đồng Facebook của chúng tôi!
Chúng tôi khuyến khích bạn thừa nhận những cảm xúc đó và vượt qua chúng. Bạn có thể tự viết nhật ký, hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hoặc chuyên gia cho con bú.
Bất cứ điều gì bạn đang trải qua, bạn chắc chắn không đơn độc. Hãy tìm sự hỗ trợ và tìm “bộ lạc” những người mới làm mẹ. Bạn đang làm tốt nhất có thể và điều đó sẽ luôn là đủ.
Người mẹ hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới. Hãy cho mình quyền được hạnh phúc cho con bú!